Bóp tương tác là gì? Nguyên nhân và cách không bị flop trên Facebook

Tình trạng Facebook bị bóp tương tác là vấn đề mà nhiều người dùng có thể gặp phải và là điều không ai muốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, đặc biệt với những ai phụ thuộc vào nền tảng Facebook để làm việc. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng "flop" trên Facebook? Hãy cùng OHI khám phá ngay những cách cải thiện trong bài viết dưới đây!

Facebook bị bóp tương tác là gì?

Bóp tương tác (hay "throttle engagement") là thuật ngữ phổ biến để mô tả hiện tượng mà Facebook giảm khả năng hiển thị bài viết của người dùng đến số lượng người theo dõi hay bạn bè của họ. Điều này có nghĩa là khi bạn đăng bài viết lên, không phải tất cả bạn bè hoặc người theo dõi đều thấy bài viết đó. Thay vào đó, chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số người theo dõi hoặc bạn bè của bạn mới được tiếp cận. Nếu bài viết không thu hút sự chú ý, số người tiếp cận bài đăng sẽ giảm thêm nữa, dẫn đến việc bài viết dễ bị "flop" (tức là không thu hút được sự chú ý như mong đợi).

Facebook kiểm soát mức độ hiển thị dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm các thuật toán phức tạp, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên nền tảng. Những bài viết không nhận được nhiều lượt thích, bình luận hoặc chia sẻ sẽ ít được ưu tiên hiển thị hơn. Ngoài ra, nếu nội dung không đáp ứng các tiêu chuẩn của Facebook hoặc có dấu hiệu vi phạm, bài đăng cũng có nguy cơ bị bóp tương tác.

Ví dụ: Một tài khoản cá nhân có 5.000 bạn bè, bình thường mỗi bài đăng sẽ tiếp cận khoảng 10-15% số bạn bè, tức khoảng 500-750 người. Nhưng nếu bài đăng chỉ tiếp cận được dưới 500 người, đó có thể là dấu hiệu tài khoản đang bị bóp tương tác.

Nguyên nhân bị flop trên Facebook

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị bóp tương tác trên Facebook, bao gồm:

a. Nội dung kém chất lượng hoặc thiếu sự liên quan

Nếu nội dung đăng tải không hấp dẫn hoặc không đáp ứng được sở thích của người theo dõi, thuật toán sẽ đánh giá là không hữu ích và giảm mức độ hiển thị. Các bài viết thiếu chất lượng sẽ khó thu hút được tương tác như lượt thích, bình luận hay chia sẻ, dẫn đến mức độ tương tác giảm.

  • Nội dung mang tính sao chép, bắt chước từ các trang khác cũng có thể khiến bài đăng của bạn bị giảm tương tác. 

  • Vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook như: sử dụng ngôn từ mang tính bạo lực, hình ảnh hoặc âm thanh có bản quyền, nội dung nhạy cảm 18+... cũng dễ dàng khiến bài đăng bị Facebook bóp tương tác.

  • Có nội dung tương tự như các bài quảng cáo trên Facebook

  • Những quảng cáo có nội dung thiếu giá trị, nhàm chán hoặc những lời kêu gọi mua hàng không thực tế sẽ không thu hút được sự quan tâm.

  • Bài đăng chứa quá nhiều yếu tố giật gân hoặc câu view, câu like có thể bị Facebook phát hiện và giảm mức độ hiển thị.

b. Đăng quá nhiều hoặc quá ít

Facebook ưu tiên cho những tài khoản có hoạt động nhất định và không lạm dụng nền tảng. Nếu bạn đăng quá nhiều bài viết trong một khoảng thời gian ngắn, bài viết dễ bị thuật toán "quét" và giảm độ hiển thị. Ngược lại, nếu bạn đăng quá ít, tài khoản của bạn cũng có thể bị đánh giá thấp về mức độ liên quan và không được ưu tiên trong hiển thị.

c. Sử dụng các từ khóa gây spam

Các từ ngữ nhạy cảm, gây hiểu lầm hoặc từ khóa liên quan đến việc mua bán, quảng cáo quá mức sẽ khiến Facebook hạn chế bài đăng của bạn. Những từ như “miễn phí”, “giảm giá”, “mua ngay” thường bị thuật toán đánh dấu là spam hoặc quảng cáo và sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị bài đăng.

  • Có tình trạng spam, buff like ảo bằng tool hoặc phần mềm cấm.

  • Đăng bài với tần suất quá liên tục, trùng lặp nội dung 

  • Spam like, comment quá nhiều cũng sẽ bị đánh giá là bất thường và giảm tương tác.

  • Fanpage, tài khoản bị người dùng report, tố cáo, gắn cờ quá nhiều cũng sẽ bị Facebook xem xét và giảm tương tác.

d. Bài viết có gắn link

Để tránh bị bóp tương tác trên Facebook, bạn nên chú ý đến những vấn đề liên quan đến link như sau:

  • Các bài đăng chứa link dẫn đến các trang web bên ngoài Facebook có thể bị hạn chế hiển thị. Thay vì chèn link trong bài viết, bạn có thể để link trong phần bình luận.

  • Những bài viết có link độc hại, lừa đảo hoặc liên quan đến các trang web bị cấm cũng sẽ bị Facebook phát hiện và giảm mức độ tương tác.

Những cách khắc phục không bị flop trên Facebook

Đầu tư nội dung chất lượng

Tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị là chìa khóa thu hút và giữ chân khách hàng. Nội dung nên phù hợp với đối tượng mục tiêu và có thể bao gồm hình ảnh, video, hoặc bài viết chuyên sâu.

Tận dụng các khung giờ “vàng"

Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có những quy tắc riêng, và Facebook cũng không ngoại lệ. Để giảm thiểu tình trạng bài viết chất lượng kém hoặc bị giảm tương tác, bạn cần nắm vững các khung giờ “vàng” trong ngày và tuần để cập nhật nội dung.


- Khung giờ vàng trên Facebook là những thời điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất, giúp bạn dễ dàng tiếp cận họ với bài viết. Hãy dành thời gian để phân tích và nghiên cứu nhằm xác định khung giờ tối ưu cho nội dung của mình. Sau đó, hãy cập nhật bài viết của bạn vào những khoảng thời gian này để đạt hiệu quả cao nhất.

- Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có khung giờ vàng riêng để đăng tải nội dung. Nếu bạn cũng quan tâm đến TikTok, đừng quên tham khảo bài viết về khung giờ vàng trên nền tảng này để tối ưu hóa nội dung của mình!

Hạn chế vi phạm chính sách

Facebook được coi là mạng xã hội dành cho tất cả mọi người, nơi ai cũng có thể tham gia để chia sẻ, đăng tải và tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm. Tuy nhiên, không phải tất cả nội dung đều được phép đăng lên Facebook. Để tránh tình trạng bị giảm tương tác, bạn cần nắm rõ chính sách cộng đồng và tránh các hành vi vi phạm như: sử dụng ngôn từ bạo lực hoặc nhạy cảm; áp dụng các công cụ để tăng lượt thích giả; spam bài viết một cách quá mức; hoặc đăng tải nội dung nguy hiểm.

Đặc biệt, bạn cần chú ý đến khái niệm "Engagement Bait" (câu kéo tương tác). Việc yêu cầu người dùng thực hiện những hành động cụ thể như thích hoặc chia sẻ bài viết có thể dẫn đến việc giảm tương tác. Hãy tạo nội dung một cách tự nhiên và hấp dẫn để khuyến khích sự tham gia mà không cần phải ép buộc.

Sử dụng story để kéo tương tác

Story là một tính năng được đông đảo người dùng yêu thích hiện nay nhờ khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng và nhiều hiệu ứng thú vị như chèn nhạc, nhãn dán, và chữ viết. Vì vậy, nếu bạn tạo nội dung hấp dẫn cho Story, khả năng thu hút sự chú ý từ người xem sẽ cao hơn.

Những tin tức ngắn này thường được hiển thị ở đầu newfeed, giúp người dùng dễ dàng nhận thấy và nhấp vào xem. Việc tận dụng tính năng này không chỉ giúp tăng cường sự tương tác mà còn giảm thiểu tình trạng bị giảm tương tác trên Facebook một cách hiệu quả.

Không chỉnh sửa đổi nội dung ngay sau khi đăng bài

Việc sửa đổi nội dung ngay sau khi đăng có thể làm giảm độ tin cậy và tương tác. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng bài viết đã được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi công bố.

Tuyệt đối không sử dụng “Engagement Bait”

Bạn có bao giờ thấy những bài đăng trên Facebook yêu cầu người dùng thực hiện các hành động mà không có mục đích rõ ràng? Đó chính là “Engagement Bait” (câu kéo tương tác). Bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng thủ thuật này, vì Facebook đã thông báo rằng họ sẽ nhận diện và xử lý các bài viết sử dụng “Engagement Bait” bằng cách giảm mức độ hiển thị của chúng. Điều này có thể dẫn đến việc bài đăng của bạn không tiếp cận được nhiều người xem như mong đợi.

Kết luận

Nói tóm lại, Facebook bị bóp tương tác được xem là tình trạng mà bất cứ người dùng Facebook nào cũng không mong muốn. Tuy nhiên với những mẹo trên đây, OHI hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều phương pháp cải thiện tương tác cho Facebook của mình để phục vụ các nhu cầu quan trọng. Chúc bạn thành công.