Luôn thấu hiểu khách hàng của mình
Một thương hiệu được xây dựng hiệu quả là một thương hiệu luôn biết khách hàng của mình là ai và họ cần gì. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và nỗ lực để nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng. Chỉ khi khách hàng cảm thấy họ được đáp ứng cả về mặt thị giác và trải nghiệm thì họ mới có thể quay lại với thương hiệu vào những lần sau.
Tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
Về cơ bản, thương hiệu mạnh là thương hiệu biết tạo nên điểm nhấn so với các đối thủ cùng lĩnh vực. Điểm nhấn này không nhất thiết phải là một cuộc cách mạng mang tính thay đổi toàn diện, mà nó chỉ là một điểm đánh trúng tâm lý khách hàng. Điển hình như thương hiệu Omachi với slogan “rất ngon mà không sợ nóng” đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt. Trước đó, người tiêu dùng luôn cho rằng ăn mì gói sẽ bị nóng trong, nên khi slogan “không sợ nóng” được tung ra, nó nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng khắp cả nước.
Luôn biết cạnh tranh đúng thời điểm
Sự cạnh tranh là một thách thức nhưng đồng thời cũng là một thời cơ cho mọi doanh nghiệp. Trong cuộc chạy đua này, thương hiệu nào xây dựng được niềm tin đối với khách hàng thì thương hiệu đó là người chiến thắng. Chính vì có sự cạnh tranh mà các thương hiệu cần phải nỗ lực hết mình để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Thiết kế nhận diện thương hiệu là một trong những khái niệm còn khá mơ hồ với nhiều thương hiệu mới. Tuy nhiên nó lại là kim chỉ nam đưa thương hiệu phát triển. Một bộ nhận diện thương hiệu gồm nhiều thành phần, trong đó các thành phần chính bao gồm:
- Thiết kế logo: Logo còn được hiểu là biểu tượng của thương hiệu. Nó giúp khách hàng, đối tác ngay lập tức nhận ra thương hiệu của bạn mà không cần phải mất quá nhiều thời gian. Logo thường là sự kết hợp của hình ảnh, màu sắc thậm chí là câu chữ.
- Nhân vật đại diện: Nhân vật này có thể là người hoặc một linh vật nào đó. Nó được thiết kế riêng cho cả một thương hiệu hoặc tùy từng chiến dịch cụ thể.
- Bao bì sản phẩm: Bao gồm chất liệu tạo nên vỏ bọc cho sản phẩm và logo. Bao bì cũng có vai trò quan trọng không kém các thành phần khác
Ngoài ra còn một số thành phần quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu bao gồm Ico, đồ họa đặc trưng, bộ icon,…
Xây dựng quy mô tổ chức và văn hóa doanh nghiệp
Một thương hiệu mạnh không chỉ được phát triển bởi sự quan tâm của khách hàng, mà nó còn được phát triển từ một doanh nghiệp có tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp và tổ chức ở đây là cách thức ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, cách doanh nghiệp ứng xử với khách hàng. Một khi thương hiệu đã được xã hội ghi nhận, nó sẽ tạo ra những ấn tượng tốt với khách hàng.
Là một nhà quản trị thương hiệu, bạn cần biết đâu là những yếu tố giúp thương hiệu của mình trở nên vững mạnh, từ đó đề ra các chiến lược và định hướng hiệu quả. Doanh nghiệp cần tư vấn chiến lược phát triển thương hiệu cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hãy liên hệ ngay OHI